Bệnh tăng động ở trẻ



Xem hình đúng cỡ ..Bệnh tăng động ở trẻ

Những người làm cha, làm mẹ đều không thể vui được khi thấy con chậm chạp, kém linh hoạt so với bạn bè. Nhưng khi con quá hiếu động thì cũng chưa hẳn đã nên vui. Bởi dấu hiệu kém tập trung - hiếu động chính là một loại bệnh mà nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển ngày càng trầm trọng.
Biểu hiện để nhận biết

Tăng động giảm chú ý là bệnh lấy đi khả năng tập trung và chú ý của trẻ. Trẻ bị tăng động luôn bồn chồn và dễ sao lãng. Kết quả là sẽ rất khó để yêu cầu trẻ lắng nghe cô giáo giảng hay hoàn thành tốt một việc việc nhà. Biểu hiện chính của tăng động giảm chú ý là không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Trẻ gặp các rắc rối khi lắng nghe ai đó nói, hướng dẫn; hoàn thành nhiệm vụ hay một sinh hoạt cá nhân nào đó. Trẻ cũng thường hay mơ mộng và thường mắc lỗi. Trẻ mắc bệnh có xu hướng tránh các hoạt động đòi hỏi sự tập trung hay có thể gây ra sự buồn chán.

Một đặc điểm khác không thể thiếu đối với chứng tăng động giảm chú ý là trẻ không thể ngồi yên một chỗ. Trẻ có thể chạy nhảy liên tục không ngơi nghỉ, dù ở bất kỳ điều kiện, không gian nào. Khi chúng ngồi xuống, chúng có xu hướng ngọ ngoậy, bồn chồn hoặc nhún nhẩy. Một số trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ nói quá nhiều và thường khó chơi trong yên lặng.

Biểu hiện thứ 3 của tăng động giảm chú ý là tính bốc đồng, tức là thường xuyên cắt ngang, phá vỡ những thứ khác hay buộc miệng trả lời trước khi giáo viên kết thúc câu hỏi. Biểu hiện này của chứng tăng động giảm chú ý cũng gây ra khó khăn khi trẻ phải chờ đợi hay suy nghĩ điều gì đó trước khi hành động.

Dựa trên các biểu hiện nói trên, bệnh tăng động ở trẻ được phân làm 3 thể chính:

Thể hiếu động và bốc đồng: Thường gặp ở trẻ em khi có trên 6 biểu hiện về hiếu động và các biểu hiện về bốc đồng hoặc ít hơn 6 biểu hiện về kém tập trung.

- Thể kém tập trung: Thường gặp ở trẻ lớn và người lớn khi có ít hơn 6 biểu hiện về hiếu động và bốc đồng hoặc nhiều hơn 6 biểu hiện về kém tập trung.

Thể hỗn hợp vừa hiếu động vừa kém tập trung: Thường gặp ở trẻ lớn trên 7 tuổi với nhiều hơn 6 biểu hiện về kém tập trung và hiếu động, bốc đồng.

Tác động của bệnh tăng động đối với trẻ

Nếu không điều trị, bệnh tăng động có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về mặt xã hội và trình độ học vấn của trẻ. Trẻ không thể tập trung trong công việc và học tập thường dẫn tới quá trình học không tốt ở trường.

Trẻ bị hiếu động thái quá, hay cắt ngang việc người khác có thể gây rắc rối trong việc kết bạn và giữ bạn. Sự tụt lùi này có thể dẫn tới sự ti và các hành vi có nguy cơ cao.

Chứng tăng động giảm chú ý cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm và các rối loạn lo âu ở trẻ.

Cần điều trị kịp thời

Những người mắc bệnh tăng động thường gặp nhiều bất trắc, ở trẻ em thì dễ xảy ra tai nạn tại trường cũng như tại nhà và ảnh hưởng xấu đến các trẻ bình thường khác. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn.

Việc điều trị hiện nay gồm can thiệp về tâm lý và hành vi (chẳng hạn như cải thiện môi trường học tập, làm việc); việc dùng thuốc cũng có cơ sở khoa học nhưng vì là bệnh có tính gia đình và trên não bộ của người bệnh có những bất thường về cấu trúc và hoạt động nên việc dùng thuốc điều trị cần có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Khi trẻ có những biểu hiện của bệnh tăng động cần nhanh chóng đưa đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và xử trí kịp thời, hiệu quả.


Xem hình đúng cỡ ..5 cách để nâng cao các kỹ năng xã hội cho trẻ tăng động giảm chú ý

 Bạn làm gì khi con bạn bị tăng động giảm chú ý (ADD/ADHD) gặp khó khăn trong việc kết bạn và duy trì tình bạn?Bằng cách tạo cơ hội cho con bạn học và thực hành các kỹ năng xã hội, bạn có thể giúp trẻ kết nối thành công với những đứa trẻ khác.
Kết bạn có thể là khó khăn với những trẻ em rối loạn chú ý (ADD) hoặc tăng động giảm chú ý (ADHD)Rất nhiều các kỹ năng để trở thành người bạn tốt - như là một người biết lắng nghe, chia sẻ với người khác, và biết chờ đến lượt của mình - thường là những thách thức lớn nhất đối với một đứa trẻ ADD/ADHD.
Thuốc có thể giúp giảm nhiều triệu chứng được xem là cách bắt đầu và giữ tình bạn cho một đứa trẻ ADD/ADHD. Tuy nhiên, cách tốt nhất để trẻ trở thành người bạn tốt chính là nhận ra và học được từ những trẻ khác. Dưới đây là một số mẹo để giúp cho con của bạn bị ADD/ADHD hướng đến thế giới xã hội:
Đừng sợ những giờ vui chơi (Playdate). Nhiều bậc cha mẹ của trẻ ADD/ADHD sợ đưa con đến sân vui chơi vì sợ rằngchúng sẽ hoạt động nhiều. Song ông Adam Winsler, giáo sư, tiến sĩ tâm lý học phát triển tại Đại học George Mason ở Fairfax, cho rằng thực hành là cách duy nhất mà trẻ ADD/ADHD - hoặc bất kỳ đứa trẻ nào - sẽ tìm hiểu và học cách làm thế nào để tương tác với những đứa trẻ khác. Sau các yêu cầu của những giáo viên, trẻ đã biết sắp xếp thời gian vui chơi ở trường.
Số lượng bạn chơi nên nhiều nhưng thời gian chơi nên ngắn. Nên mời nhiều bạn của con mình tham buổi vui chơi này thay vì bạn mời 2 đứa trẻ đến chơi với con bạn. "Nếu bạn mời hai đứa trẻ, con bạn có thể là một trong những đứa trẻ bị gạt ra ngoài", ông Sandra Sexson, MD, bác sĩ tâm thần trẻ em phân tích với Tập đoàn Y tế MCG tại Augusta, Ga. Để tăng cơ hội của một buổi vui chơi thành công, nên giữ thời gian chơi ngắn. Nếu thời gian kéo dài sẽ gây ra những điều không tốt cho mọi người.
Chú ý nhưng đừng quản lý tỉ mỉ hoạt động vui chơi của trẻQuan sát con của bạn và những trẻ khác từ bên lề. Nếu bạn thấy con mình chơi - bằng cách đẩy những đứa trẻ khác hoặc giật đồ chơi, bạn có thể đưa trẻ sang một phòng khác nơi màbạn có thể giải thích cho con bạn mà không làm xao lãng những gì con bạn đã sai và những hành vi thay thế được chấp nhận.
Tìm những hoạt động mà con bạn có thể tham gia. Bạn hãy đánh giá v những hoạt động nhóm cho trẻ ADD/ADHD. Ví dụ, “cho con bạn đọc sách tại thư viện dường như đây là một ý tưởng tốt, nhưng đưa trẻ bồn chồn và khó khăn trong việc lắng nghe và điều này có thể gây gián đoạn cho các bạn khác. Trẻ em bị ADD/ADHD cũng cần rất nhiều nỗ lực với các đội thể thao vì chúng khó có thể thực hiện theo các quy tắc. Thay vào đó, nên đăng ký cho con của bạn vào các hoạt động như karate hay bơi lội, nơi mà trẻ có thể đáp ứng nhu cầu di chuyển xung quanh trong khi vẫn chơi với những đứa trẻ khác. Khi trẻ em có sở thích tương tự, chúng sẽ bắt đầu với tình bạn.
Hãy trở thành giáo viên thân thiện của con bạn. Đối với nhiều trẻ ADD/ADHD, nhận biết cảm xúc của người khác hoặc chờ đến lượt của mình trong giao tiếp là những kỹ năng xã hội cần phải được dạy. Yêu cầu con bạn chỉ ra những trẻ đang chờ đến lượt, đến đó nói chuyện nhẹ nhàng; hoặc đặt câu hỏi quan tâm chẳng hạn như "Bạn có sao không?" sau khi mộttrẻ bị trượt chân hoặc bị bụi vào mắtKhi ở nhà, củng cố bài tập này bằng cách thiết lập một hệ thống khen thưởng dựa trên lĩnh vực mà con của bạn đang phải vật lộn với, chẳng hạn như làm gián đoạn người khác khi họ đang nói. Mỗi khi ai đó đang nói mà không bị gián đoạn từ con của bạn, hãy đưa ra cho một phần thưởng thích hợp cho trẻ.
Kết luận: Cho trẻ ADD/ADHD cơ hội để thực hành kỹ năng xã hội, và tạo ra một môi trường nơi trẻ có nhiều khả năng thành công trong khi tương tác với bạn bè, người khác, sẽ giúp chúng kết nối tốt hơn với người khác và biết cách xây dựng tình bạn thân thiết và lâu dài.




Share your views...

0 Respones to "Bệnh tăng động ở trẻ"

Đăng nhận xét